Diễn Đàn 11CTH01

-->
    Các bài gửi mới nhất
Người gửi cuối
yoyuco
Admin
Admin
Tuyết___Tuấn
Mưa*Sao*Băng
mysuol213
mysuol213
mysuol213
mysuol213
mysuol213
mysuol213
Panda nhắn với Mưa*Sao*Băng
gửi vào lúc Fri Dec 09, 2011 12:26 pm ...
: Thi tốt nha Mưa [You must be registered and logged in to see this image.]
Admin nhắn với Tất cả thành viên
gửi vào lúc Tue Dec 06, 2011 10:12 pm ...
: Chào mừng các bạn đến với diễn đàn. Chúc mọi người có một ngày vui vẻ

You are not connected. Please login or register

Cực ngắn-Cực hay

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Cực ngắn-Cực hay Empty Cực ngắn-Cực hay Fri Dec 09, 2011 11:23 pm

mysuol213

mysuol213
Mod
Mod

Những mẫu chuyện của cuộc sống



Vị phở

Xưa, nhà nghèo. Anh học giỏi nhưng không thi đại học. Anh bảo" Học trung cấp ít tốn kém, nhanh có việc làm để nuôi em"
Nhớ... Ngày em đi, anh đạp xe chở em ra chợ huyện, vào quán phở bình dân. Hai người, anh chỉ gọi 1 bát. Anh nói nhường em, anh no rồi. Em hồn nhiên tin lời anh. Đứa trẻ nghèo lần đầu tiên nếm vị phở, sao mà thơm ngon đến thế...
Giờ em thành đạt, đi khắp thế giới, ăn không biết bao nhiêu món ngon vật lạ nhưng vẫn không món nào ngon bằng bát phở bình dân anh cho ngày nào...


Cổng trường
Thanh Hải

Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.

"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.

"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".

"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...

...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".


Lòng tốt
P. Nguyễn Thánh Ngã

Tốt nghiệp Sư phạm. Tôi đi vùng sâu. Trường cữ lên tỉnh mua sách hộ các em, tôi tính cả tiền xe vào đó. Thuở ấy lương giáo viên còm cõi, tôi có biết chút đỉnh về thuốc nên định bụng sẽ mua thuốc về bán thêm kiếm chút đỉnh. Một hôm tôi trượt chân té xuống con suối. Đồng bào dân tộc đã vớt tôi lên. Học trò tôi đi bộ 30km mua thuốc băng bó vết thương cho tôi. Các em đem tặng tôi thịt rừng và cá suối ăn không hết. Chỉ tính phần quà không thôi, giá trị gấp ngàn lần những viên thuốc tôi định bán cho họ ...


Tình yêu

Con gái đang yêu. Đi thì thôi,về nhà là sà vào lòng mẹ tâm sự. Người yêu tặng chiếc nhẫn có khắc tên, bảo đeo làm tin... Con gái như đang trên mây Mẹ bảo :"Thời ba mẹ yêu không ồn ào lắm!...". Con gái cười:Thời con khác chứ!".
...Rồi con gái chia tay người yêu. Chiếc nhẫn đeo vào dễ tháo ra khó Hì hục cả buổi với chậu nước pha xà phòng, ngón tay rướm máu, con gái gụ vào lòng mẹ:"Con ước gì đc tình yêu như thời của ba mẹ!".



Giọt nước mắt

Em đoạt giải nhất trong kì thi tuyển học sinh giỏi cấp huyện! Cả trường sửng sốt và vui mừng vì trường vùng sâu như trường tôi hiếm khi có học sinh đoạt giải mà lại là giải nhất! Em biết tin, giọ nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má.
Em ko thể tham dự kì thi cấp tỉnh! Mọi người lại sửng sốt vì có khối học sinh muốn mà chẳng đc. Tôi đến nhà em tìm hiểu và động viên. Nhà xiêu vẹo. Mẹ ốm nằm liệt giường Đứa em trai mắc bệnh đần độn nhìn tôi cừơi vu vơ. Giọt nước mắt lại lăn dài trên má em.



Hai lần chờ
Võ Thành An

Mẹ trách: "Con trai lớn chẳng chịu lấy vợ, đến bao giờ mẹ mới có dâu?"
Hai đứa học chung ngành sư phạm, tôi ra trường trước. Tiễn tôi về quê công tác, em khóc bảo tôi hứa phải chờ nhau.
Ngày em ra trường niềm vui không kể xiết. Lần gặp ấy em nói: "Chi mà vội"
Hai năm sau em báo lấy chồng, khuyên tôi đừng buồn
… Mẹ đâu biết đã 2 lần tôi tin một người con gái.


Mẹ
Bùi Phương Mai

Tôi lên bảy thì bố hy sinh, mẹ đưa tôi về với ông nội rồi bỏ đi ngay.
Đêm đêm, nằm trong gian nhà nhỏ ven sông, đợi tiếng chân ông nội bì bõm từ thuyền về, tôi rất nhớ mẹ, nhưng mỗi lần nghe xóm làng nói rằng mẹ nó đã theo chồng mới và đã sinh con, tôi đều khóc, hận mẹ vô cùng.
Nhiều năm sau...
Tìm được mẹ, mới biết mẹ ra đi năm ấy là để tiếp tục tâm nguyện của bố tôi. Gặp lại mẹ, chỉ là tấm di ảnh rất trẻ trung



Đợi chờ

Từ ngày quen nàng, lần hẹn nào anh cũng phải chịu cảnh đợi chờ, nhanh thì 15 phút, chậm có khi cả tiếng, nói mãi nàng vẫn thế, anh chỉ còn biết thả hồn thơ mộng cùng những áng mây trôi..
Ra trường, nhịp độ sống nhanh dần, anh nói với nàng là anh không thể kiên nhẫn chờ đợi nàng như trước được nữa. Nàng sững người rồi nói trong nước mắt, nàng đã chờ anh năm năm đại học rồi thêm 3 năm để anh tạo dựng sự nghiệp, nhưng chưa bao giờ nàng dám 1 lần hối thúc anh..!


Bên sân
Nguyễn thị Quyên

Một khung trời vàng rơm. Chút nắng cuối cùng hắt qua cửa. Nhà tôi buổi chiều tà. Lũ trẻ chăn trâu chúng tôi thường tụ tập lại dàn trận đánh nhau. Nó ngồi co ro run rẩy tội nghiệp. Bệnh tim của nó đã cướp mất quyền làm trẻ con như những đứa trẻ cùng xóm, dù chỉ trong một trận đánh giả. Nhà nó nghèo lắm, nhưng nó ngoan, nó luôn bảo với chúng tôi về lời dặn của mẹ nó:
- Khi nào mẹ có tiền chữa bệnh cho con, rồi con hãy chơi cùng chúng nó.
Chiều vàng. Nắng sắp tắt. Mẹ nó thẫn thờ ngồi bên bát nhang. Tôi cay sống mũi, thế là bên sân nhà tôi không còn một đứa trẻ thèm thuồng chăm chú nhìn chúng tôi dàn trận nữa.



Câu hỏi
Nguyễn Hoài Thanh

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.



Chị ơi!
Hoàng Thị Hải Anh

Ngày xưa, bố mẹ đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Chị phải chăm sóc em thay mẹ. Trưa, dắt em đi học, trời nắng. Chiều, trời bất chợt đổ mưa. Chị mượn được một cái áo mưa nhường em mặc.
Mẹ về, thấy chị ướt như chuột lột, ngỡ chị tắm mưa, đánh đòn.
Bây giờ, em xa chị. Chiều nay, trời cũng bất chợt đổ mưa, em co ro tránh mưa dưới mái phố, có ai nhường áo cho em mặc như chị ngày xưa không? Chị ơi!



Chờ
Lê Di

... Đồng hồ điểm mười, mười một, rồi mười hai tiếng. Mẹ như chìm vào khoảng không trống vắng. Đi ra đi vào, ánh mắt không dấu được buồn lo. Thở dài, mòn mỏi... Mẹ lặng lẽ nâng chén cơm, hai dòng nước mắt chảy dài, mặn đắng.
Đâu rồi cái gật đầu của bố...



Dạy
Nguyễn Chính

Cô giáo báo:
- Thằng bé lại trốn học.
Tôi choáng váng:
- Mình cho con mọi thứ. Vậy mà...
Tôi muốn chạy về dần nó một trận nhưng sợ vợ xót nên bỏ đến nhà một người quen. Ông ta làm thợ nề, có con trai năm học nào cũng là học sinh giỏi, ngoan. Ông đang tắm cho con, cẩn thận kỳ cọ, vui vẻ cười đùa.
Tôi kể hết về con mình rồi xin một lời góp ý. Ông lơ đãng hỏi:
- Này, đã bao giờ cậu tắm cho nó chưa?
Tôi im lặng, lủi thủi ra về...



Em tôi
Lê Nguyên Vũ

Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trãi lại phải nhờ nguồn “trợ cấp”ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.
…Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…
Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong.


Thầy và trò

Về hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậm hiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khi gương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến.
Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọc được lý do. Cuối giờ, tôi chủ động bảo:
- Con đừng nhắc mẹ tiền học, khi nào đóng cũng được. Có điều con đừng vì chưa đóng tiền mà nghỉ học.
Cô bé thở ra như trút được gánh nặng. Ôi! Học trò của tôi...


Vô tâm

Ngày còn nhỏ, tôi thường được di - dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật dẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn mà lúc ấy cả hai người đều thích...
Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì - dượng. Người bạn gái đi cùng bỗng hỏi: "Ba mẹ anh thích gì? Sao anh không mua tặng họ?".
Tôi chợt giật mình. Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được ba mẹ tôi thích điều gì nhất!


Tuổi thơ

Thằng Nhân vừa về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi tay chân liền sà vào lòng bà nội.
- Con đi thăm chị có vui không? Bà hỏi.
Thằng bé mặt buồn xo, phụng phịu:
- Chị Hiếu nói thương con, nhớ con. Vậy mà xin một cái áo mới để "tụ" trường mặc đi học chỉ cũng hổng cho. Nhà chỉ ở treo áo nhiều ơi là nhiều, đủ màu xanh đỏ tím vàng, đẹp ơi là đẹp...
Bà ái ngại nhìn cháu mà nước mắt ứa ra. Tội nghiệp con bé Hiếu của bà... Mười mấy tuổi đầu đã phải đi làm thuê cho người ta, mấy tháng rồi không dám về thăm nhà vì sợ hụt tiền đóng học phí cho em.


Trang viết & cuộc đời

Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật "người chồng" luôn… bị chết trước vợ.
Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: "Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại."
Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn.


Ước mơ

Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...


Thư

Hồi mới cưới nhau, chị thường hay viết thư cho anh, tình cảm nồng nàn, có cả những lá thư không gửi. Thư nào anh cũng đọc thuộc lòng. Hạnh phúc ngập tràn.
Giờ đây, anh mải mê tối ngày với công việc, ít có thời gian tâm sực cùng chị. Còn chị, vẫn giữ thói quen viết thư cho anh mỗi lần anh đi công tác - những lá thư không gửi. Lần nào cũng vậy, thấy lá thư đặt trên bàn làm việc anh lại cằn nhằn: "Em viết để làm gì, thời gian đâu mà đọc". Chị lặng lẽ thở dài và lần sau lại viết - những lá thư không gửi.


Phấn son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…"
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.


Nghỉ lễ

Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”


Ngày cưới của cha

Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quàn quả các thứ lo đám cưới cho anh.
Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo...
Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...


Lời hứa

Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”


Lời cuối

Chuông điện thoại reo vang, giật mình, như cái máy, tay bật đèn đầu giường, mắt nhìn đồng hồ: 12 giờ 20 đêm. Chờ đến tiếng thứ ba mới nhấc điện thoại. Giọng thằng em từ quê nhà lạc lỏng, buông xuôi :
- Má xấu quá rồi, không còn biết gì nữa! Anh nói với Má vài tiếng đi!!
Tôi tuyệt vọng :
- Má đâu còn nghe được!?
Thằng em nài nỉ :
- Anh nói với Má vài tiếng đi, Má còn chờ anh đó!!
Tôi nghẹn ngào trong điện thoại như một lời tạ tội :
- Má ơi, con không về kịp, thôi Má hãy đi đi, đừng chờ con nữa.
Mười lăm phút sau, chuông điện thoại lại reo vang, giọng thằng em não ruột: "Má đã ra đi!"

Ba

Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.
Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghĩ cho khỏe.
Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.
Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.


Câu hỏi

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang, không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi! Dạy hát cho tụi con đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi , cô dạy cho tụi trẻ bài Đi học về .
- Hát theo cô nè, "Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen..."
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ….!
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết